Trong những năm gần đây, GDMN của Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong việc tiếp cận các phương pháp giáo dục tiên tiến như montessori, steam, ....thông qua các hoạt động giáo dục, đặc biệt là hoạt động trải nghiệm.
Nhằm giúp cho các bậc phụ huynh cũng như trẻ mầm non bước đầu làm quen và hiểu rõ hơn về phương pháp giáo dục STEAM, Lớp MGB C2 Trường Mầm non Minh Trí A đã tổ chức buổi trải nghiệm với chủ đề “Bản đồ Việt Nam” hướng tới chủ đề sự kiện Quê hương đất nước Bác Hồ.
Buổi trải nghiệm đã đem đến cho các bậc phụ huynh một cái nhìn rất mới về phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ mầm non và trực tiếp cho các bé được trải nghiệm phương pháp STEAM qua hoạt động hoàn toàn gần gũi và chủ động.
STEAM vốn được biết là một chữ viết tắt được tạo thành bởi hai thuật ngữ STEM và ART ( nghệ thuật) trong đó STEM là viết tắt của Science – khoa học, Technology – công nghệ, Engineering – kỹ thuật và Mathematics – toán học. Tiếp cận phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ mầm non là việc cho các con được tiếp thu kiến thức từ hoạt động khoa học và nghệ thuật, ở hoạt động đó trẻ tập trung, say sưa, trí tưởng tượng được sáng tỏ, trí tò mò được thỏa mãn và hơn hết tình yêu, niềm đam mê với khoa học và công nghệ được nảy sinh.
*Nội dung hoạt động trải nghiệm “Bản đồ Việt Nam” gồm:
Chuẩn bị hình vẽ bản đồ Việt Nam ( Hình chữ S, quần đảo trường sa, Hoàng Sa). Tạo hình bản đồ theo tỷ lệ tương đối
Chuẩn bị nguyên liệu để làm bản đồ: Nút, lắp nhựa, bông, giấy màu, ống hút, hột, hạt, lá cây, nút chai, bông, vỏ ngao, vỏ sò, các loại hột hạt, lá cây, bìa màù, túi ni lông....
Cô giáo, phụ huynh cùng trẻ cắt, vẽ, sơn, tô màu, xé dán......
Tao hình bản đồ từ các nguyên vật liệu đã chuẩn bị.
* Mục tiêu hoạt động: Giúp trẻ hứng thú tham gia trải nghiệm các hoạt động tô, vẽ, xé dán.....Sắp xếp nguyên vật liệu theo tỷ lệ chia của bản đồ.
- Phát huy được khả năng tư duy về màu sắc, hình dạng, kích thước, vị trí......
- Trẻ bước đầu làm quen với sơ đồ , đặc biệt ghi nhớ hình dạng đất nước Việt Nam, quần đảo Trường sa, Hoàng Sa. Khẳng định chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
- Huy động sự chung tay góp sức của các bậc phụ huynh.
Tạo ra một tác phẩm nghệ thuật là dấu ấn khắc sâu trong tâm trí trẻ mầm non.
“Bản đồ Việt Nam” là món quà nhỏthể hiện tình yêu với đất nước, niềm tự hào dân tộc.
Dưới đây là một số hình ảnh của hoạt động: